Bạn biết gì về các chất thải gây hại?

admin

admin

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Môi trường Dương Vinh được thành lập ngày 04/05/2017, theo giấy phép số 0314384879 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 55/2014/QH13). Vậy, phân loại các chất thải nguy hại ra sao? Bài viết phân tích cụ thể:

Chất thải nguy hại là gì ?


Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014 số 55/2014/QH13).

– Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại

+  Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014 số 55/2014/QH13 (thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2020)

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Về quản lý chất thải nguy hại

Phân loại chất thải nguy hại

Để xác định và phân loại chất thải nguy hại (CTNH), Doanh nghiệp dựa theo Phụ Lục 1 – Danh mục chất thải nguy hại (Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại)

Mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được thể hiện bằng mã số, được gọi là mã chất thải nguy hại (mã chất thải nguy hại).

Nếu dựa vào tính chất nguy hại thì chất thải nguy hại bao gồm những chất thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.

Vậy nếu căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thì chất thải nguy hại bao gồm những gì ?

– Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.

– Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

– Chất thải từ các quá trình luyện kim.

– Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.

– Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

– Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.

– Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.

– Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

– Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)

– Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

– Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)

– Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

– Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

– Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

– Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.

➦ Chất thải rất có hại cho môi trường tự nhiên, con người và động thực vật. Thế nên việc thải chất thải có hại ra môi trường có thể nói là hành vi xấu, đáng lên án khi hành động của cá nhân – doanh nghiệp đã tác động không tốt đến hệ sinh thái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *