Tại sao phải xử lý nước thải? Nếu không xử lý nước thải sẽ ảnh hưởng như thế nào? Các quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra làm sao? Là các câu hỏi sẽ được giải đáp sau đây
Nước thải là gì? Tại sao phải xử lý nước thải?
Theo Wikipedia: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua
Các loại nước phải được xử lý trước khi thải ra môi trường:
Nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp
Với mỗi loại hình sản xuất khác nhau nước thải có thể chứa kim loại nặng, chất hữu cơ, độ màu, độ pH… khác nhau.
Có thể kế đến các ngành phát sinh nước thải đáng chú ý như: nước thải dệt nhuộm, nước thải xi mạ, nước thải sản xuất bia, nước thải mực in…
Quá trình xử lý nước này được gọi là quá trình xử lý nước thải công nghiệp.
Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Các loại hình có thể phát sinh nước thải sinh hoạt như: khu dân cư, khu đô thị, nhà máy xí nghiệp, tòa nhà chung cư… Loại hình nước thải này có chứa các chất ô nhiễm đặc trưng: hàm lượng chất hữu cơ, tổng Nito, Amoni, Phốt pho, các vi sinh vật gây bệnh… Quá trình xử lý nước thải này được gọi là quá trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các bệnh viện
Loại nước thải này bao gồm 2 nguồn chính: nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và bệnh nhân, nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh và xét nghiệm.
Nước thải phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt
Thường thấy ở các loại hình chăn nuôi heo, nuôi nhím, nước thải sân gold,…
Tại sao phải xử lý nước thải – nếu không xử lý nước thải thì sao?
Mỗi loại chất ô nhiễm trong nước thải có tác động riêng đối với môi trường sống hoặc với con người. Có thể kể ra như:
Các chất hữu cơ: biểu thị qua nồng độ COD và BOD: Các chất này gây ô nhiễm các nguồn nước như sông hồ, ao, suối… Nước sông chuyển màu đen do phân hủy yếm khí. Bốc mùi khó chịu. Dẫn đến sự chết của các con sông và hồ. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến là sông Tô Lịch và các con kênh mương nội đô.
Các kim loại nặng: các kim loại nặng từ nước thải ngấm vào đất gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Lượng kim loại nặng nếu không được xử lý đi vào cơ thể động vật và con người gây tích tụ sinh học dẫn đến các bệnh như ung thư,…
Các vi sinh vật gây bệnh: Có thể gây ra các bệnh tiêu chảy, bệnh tiêu hóa…
Các chất ô nhiễm liên quan đến Nito và Phốt Pho: Gây phú dưỡng nguồn nước tiếp nhận, sự phát triển ồ ạt của bèo bịt kín mặt thoáng của các con sông, sự phát triển của tảo,…
Quá trình phát sinh nước thải nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài động vật và con người.