Nước thải của ngành xi mạ phát sinh không nhiều, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng hàm lượng các kim loại nặng lại rất cao. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hệ thống canh tác nông nghiệp. Vậy đâu là giải pháp xử lý nước thải xi mạ tốt nhất nên được sử dụng rộng rãi? Cùng xem nội dung dưới đây nhé!
Vì sao xử lý nước thải xi mạ lại cần thiết?
Nguồn phát sinh nước thải xi mạ chủ yếu từ các khâu sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy và tính chất nước thải xi mạ, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm,…
Nước thải xi mạ thường được chia thành 3 dòng chính:
⇀ Nước thải kiềm axit: Chứa nhiều axit, rỉ sắt, kiềm, dầu mỡ,… xuất phát từ việc làm sạch vật liệu bằng hoá chất mang tính axit.
⇀ Nước thải crom: Trong nước thải có chứa nhiều ion như: Fe2+, Cu2+, Zn2+, HCl, H2SO4, HNO3,… Những hoá chất độc hại này mà không áp dụng ngay phương pháp xử lý nước thải xi mạ thì sẽ gây ra mối nguy hại cực lớn.
⇀ Nước thải cyanua: Có chứa nhiều chất như kẽm, đồng, chất hữu cơ, bùn, chất bóng,… Nồng độ của các kim loại muối dao động trong khoảng từ 8-10.
Nội dung liên quan: Xem ngay các lĩnh vực hoạt động của Dương Vinh
Hậu quả khôn lường khi không xử lý nước thải xi mạ
Ảnh hưởng của nước thải ngành xi mạ tới môi trường và sinh vật
Do nước thải ngành xi mạ thường chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao (như Pb, Fe,.), nếu nước thải ngành xi mạ chưa được xử lý mà thải ra môi trường sẽ là chất độc đối với cá, thực vật dưới nước, vì ngưỡng cho phép khi tiếp xúc với kim loại nặng là rất nhỏ.
Nước thải ngành xi mạ sẽ làm chết động vật phù du, làm cá bị bệnh, làm biến đổi tính chất hóa lý của nước.
Nước thải ngành xi mạ sẽ làm thoái hóa đất nếu nước thải ngấm vào đất, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, gián tiếp ảnh hưởng tới thu hoạch của con người.
Nước thải ngành xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao, nên thường gây ăn mòn, ảnh hưởng tới đường ống dẫn nước.
Để xử lý nước thải xi mạ đạt hiệu quả cao, cần tách riêng nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của vi sinh vật khi thực hiện xử lý sinh học.
Nội dung liên quan: Tham khảo ngay dịch vụ xử lý nước thải uy tín tại Dương Vinh
Ảnh hưởng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
Việc thải bỏ nước thải xi mạ trực tiếp vào nguồn mà không qua hệ thống xử lý có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của các ion kim loại độc trong lòng đất, trong nước ngầm, nước bề mặt. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái thủy sinh vật, chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của con người.
Ảnh hưởng của nước thải ngành xi mạ tới con người
Xi mạ không chỉ ảnh hưởng bởi nước thải chưa qua xử lý, mà điều cần bận tâm là hơi hóa chất trong môi trường không khí. Nếu con người hít phải hơi hóa chất trong quá trình làm việc với thời gian dài có thể gây choáng, nhức đầu, buồn nôn, mức độ nặng có thể gây ngất, hôn mê. Thời gian tiếp xúc kéo dài sẽ bị ung thư phổi, gây bệnh về đường hô hấp,…. Như crom (VI) khi tiếp xúc với da có thể gây lở loét do crom (VI) có tính ăn mòn.
Nước thải ngành xi mạ chưa qua xử lý, nếu con người sử dụng phải có thể bị bệnh kiết lị, tả,… Trong nước thải ngành xi mạ có hàm lượng kim loại nặng, nếu sử dụng nước bị nhiễm xi mạ thì sẽ tích lũy, gây hại cho con người, tốn tiền bạc, có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
Các phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến nhất hiện nay
Xử lý nước thải xi mạ đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc lựa chọn phương án xử lý có nhiều cách khác nhau, sao cho phù hợp với từng loại nước thải và đạt tiêu chuẩn nhà nước cho phép. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến nhất.
Hấp phụ (sử dụng chất hấp phụ sinh học và tổng hợp)
➤ Liên quan đến sự kết dính các ion, nguyên tử, phân tử trong pha rắn, pha lỏng hòa tan trên bề mặt.
➤ Hấp phụ dựa trên cơ chế thuận nghịch giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt, tạo ra nước thải chất lượng.
➤ Các yếu tố ảnh hưởng gồm nồng độ chất ô nhiễm, pH, tốc độ dòng chảy, cặn bẩn.
Bể phản ứng sinh học
● Các phản ứng xảy ra liên tục do VSV tác động trực tiếp tới chất hoạt động sinh học.
● Môi trường cho phép vsv phân hủy hết chất bẩn dưới cơ chế hiếu khí hoặc thiếu khí.
● Hệ thống yêu cầu phải hoạt động liên tục, kiểm soát nhiệt độ, cấu tạo đơn giản.
● Các yếu tố ảnh hưởng gồm pH, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nồng độ chất ô nhiễm.
Kết tủa hóa học
Bao gồm chuỗi phản ứng hóa học với ion kim loại tạo thành chất kết tủa không hòa tan và sau đó được xử lý thông qua kỹ thuật lắng, lọc.
Đông tụ gồm quá trình trung hòa điện tích nước thải và hình thành khối chất rắn lớn bị giữ lại qua quá trình lọc.
Keo tụ dưới tác dụng của chất trợ keo tụ thông qua khuấy/trộn đều để kết tụ các hạt.
Các kỹ thuật xử lý hóa học được cho thích hợp tăng cường khử chất khó phân hủy trong các HTXLNT vì chi phí thấp, khả năng xử lý nước thải lớn, hiệu quả trên phạm vi pH rộng và vận hành khá đơn giản.
Yếu tố ảnh hưởng gồm sự hiện diện các hợp chất khác nhau, pH, liều lượng hóa chất và xử lý bùn thải.
Xử lý nước thải xi mạ bằng lọc màng
✚ Siêu lọc (UF) hoạt động ở áp suất thấp loại bỏ hạt keo và chất hòa tan.
✚ Thẩm thấu ngược (RO) sử dụng màng bán thấm cho phép chất lỏng đi qua và giữ lại chất gây ô nhiễm. Màng thẩm thấu ngược yêu cầu áp suất cao và khả năng phục hồi của màng.
✚ Lọc nano (NF) là quá trình trung gian giữa RO và UF. Màng dễ vận hành, mức độ tin cậy và hiệu quả cao.
✚ Ưu điểm của phương pháp màng lọc có tính chọn lọc cao, yêu cầu không gian nhỏ.
✚ Yếu tố ảnh hưởng gồm nồng độ chất gây ô nhiễm, trọng lượng phân tử các chất, đặc điểm của nước chưa qua xử lý.
Trao đổi ion xử lý nước thải xi mạ
Nhựa trao đổi ở dạng rắn tự nhiên hay tổng hợp đều thúc đẩy quá trình trao đổi ion với kim loại cần xử lý.
Nhựa tổng hợp được sử dụng với hiệu suất cao hơn khi chất trao đổi cation có tính axit mạnh.
Ưu điểm của quy trình xử lý cần ít thời gian, không tạo ra bùn nhưng chỉ có một số loại nhựa thích hợp để loại bỏ kim loại.
Những tác nhân ảnh hưởng gồm pH, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, nồng độ kim loại, điện tích ion.
Nội dung liên quan: Phương pháp xử lý nước thải mạ Crom hiệu quả
Đơn vị cung cấp giải pháp xử lý nước thải xi mạ tốt nhất hiện nay
Dương Vinh hiện đang là đơn vị chuyên tư vấn các giải pháp xử lý nước thải xi mạ được nhiều khách hàng lựa chọn. Với mục tiêu “Tận tâm – Chất lượng – Tiết kiệm”, chúng tôi luôn hướng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dành cho quý khách hàng.
Tại sao bạn nên chọn dịch vụ của Dương Vinh?
✓ Chúng tôi chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các chỉ số về kiểm định chất lượng nước đầu ra, đầu vào đều được lưu trữ và phân tích theo đúng quy trình, quy định nghiêm ngặt.
✓ Công nghệ áp dụng tiên tiến, hiện đại nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật mới nhất.
✓ Đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao đảm bảo việc thi công nhanh nhất, chính xác nhất. Có thể đáp ứng việc thực hiện nhiều dự án lớn cúng thời điểm.
✓ Chế độ bảo hành lâu dài, bảo trì trọn đời.
✓ Giá cả đảm bảo cạnh tranh, hiệu suất đầu tư cao cho chủ đầu tư.
✓ Hình thức thanh toán bằng phát hành thư bảo lãnh đảm bảo quyền lợi của khách hàng và nhà thầu.
✓ Đội ngũ chuyên viên tư vấn, giải đáp, hỗ trợ mọi vướng mắc trong suốt quá trình vận hành sử dụng.
Quy trình xử lý nước thải xi mạ chuyên nghiệp tại Dương Vinh:
Giai đoạn 1: Thu gom nước thải xi mạ đầu vào
Tất cả các loại nước thải này đều được gom lại vào một bể chứa gọi là bể gom nước thải. Tuy nhiên trong công đoạn thu gom nước thải sẽ tách riêng làm 3 nguồn khác nhau là:
Nước thải từ công đoạn ngâm và nhúng kim loại: Đây là loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất.
Nước thải tạo ra trong quá trình thau rửa và vệ sinh bề mặt kim loại như: Loại bỏ dầu mỡ, muối vô cơ bề mặt kim loại.
Nước thải từ quá trình rửa sạch bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng.
Giai đoạn 2: Lọc thô các loại rác thải kích thước lớn
Các loại nước thải này được thu gom tại bể tập trung hoặc hố thu gom. Rồi tiến hành lọc thô nước thải bằng song chắn rác. Những loại rác có kích thước lớn, chất rắn lơ lửng đều sẽ được song chắn rác giữ lại. Phần nước thải sau khi lọc rác sẽ được chuyển qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm.
Trong quá trình này tránh để xảy ra hiện tượng lắng cặn ở đáy bể điều hòa, sử dụng thiết bị khuấy trộn liên tục. Vừa ổn định được độ pH lại không ảnh hưởng tới sự phát triển vi sinh vật trong đó.
Giai đoạn 3: Công đoạn keo tụ tạo bông nước thải xi mạ
Sau bể điều hòa, nước thải được bơm tới bể phản ứng, tại đây sẽ sử dụng các loại hóa chất keo tụ-tạo bông để quá trình lắng cặn được diễn ra nhanh hơn. Những bông cặn được tạo thành có kích thước lớn sẽ dễ dàng loại bỏ và dẫn sang bể chứa bùn thải. Phần nước sau khi loại bỏ bông cặn sẽ được đưa tới bể trung gian lọc tiếp bằng áp lực.
Giai đoạn 4: Công đoạn lọc nước thải xi mạ tại bể lọc áp lực
Nước thải tại bể lọc áp lực sẽ được xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ còn tồn đọng. Các hợp chất không thể phân giải bằng quá trình sinh học hoặc khó tan, khó xử lý,… Tại công đoạn này lớp lọc thường sử dụng các loại chất liệu như cát, sỏi, than hoạt tính….những loại vật liệu mang lại hiệu quả cao.
Giai đoạn 5: Công đoạn khử trùng nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ sau khi đã được lọc tại bể áp lực sẽ tiếp tục chuyển qua bể khử trùng. Tại đây, sẽ sử dụng các loại hóa chất khử trùng như chlorine để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật có hại còn sót lại trong nước thải.
Hoàn tất quá trình khử trùng này, quá trình xử lý nước thải xi mạ cũng được hoàn thành. Đáp ứng các tiêu chí được quy định trong giới hạn an toàn.
Liên hệ ngay với Dương Vinh qua hotline: 0989 188 034 (Mr. Vinh) để được hỗ trợ tư vấn về xử lý nước thải xi mạ nhanh nhất!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG DƯƠNG VINH
Địa chỉ: 9/12 Thăng Long, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0989 188 034 (Mr. Vinh)
Email: duongvinhmt@ideas_admin
Website: enviduongvinh.com
Tìm kiếm có liên quan:
Giáo trình xử lý nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ
Xử lý nước thải mạ niken
Nhà máy xi mạ
Quy chuẩn nước thải xi mạ
Công nghệ xử lý xyanua